Từ phòng bệnh, ông Jean-Noël Poirier chia sẻ quan điểm về biện pháp chống dịch của Việt Nam và cho rằng người phương Tây nên học hỏi. Ông...
Từ phòng bệnh, ông Jean-Noël Poirier chia sẻ quan điểm về biện pháp chống dịch của Việt Nam và cho rằng người phương Tây nên học hỏi.
Ông Jean-Noël Poirier, cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam (bệnh nhân 148), có bài viết chia sẻ cảm nhận cá nhân về công tác chống dịch của Việt Nam trên tờ báo điện tử Causeur, ngày 15/4.
Mở đầu bài viết, ông cho rằng có một sự khác biệt rất lớn trong kết quả phòng chống dịch giữa các nước phương Tây như Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Anh, Mỹ và những nước châu Á, hay cụ thể hơn là những quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
"Trung Quốc, Singapore, Nhật và Hàn Quốc hay được đưa ra làm ví dụ cho những nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Song chúng ta đã quên mất đất nước cuối cùng thuộc nhóm này, đất nước vô cùng gần gũi với trái tim và lịch sử của chúng ta: Việt Nam.
Thành công chống dịch của Việt Nam còn mạnh mẽ hơn cả Hàn Quốc, một cường quốc công nghiệp. Phát triển nhanh chóng trong 20 năm (GDP bình quân đầu người đạt 2.700 USD, mức tăng trưởng năm 2019 đạt 7%), Việt Nam còn kém xa Hàn Quốc về kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng song vẫn đạt được những kết quả phi thường. Tính đến giữa tháng 4/2020, số người dương tính với Covid-19 chưa vượt 300 và số ca tử vong là 0", vị cựu đại sứ Pháp nói.
Chia sẻ với những người Pháp về "bí quyết" của Việt Nam, ông Poirier cho rằng: "Chẳng có phép thuật nào ở đây cả, họ đã quyết định thực hiện biện pháp mạnh ngay từ đầu và làm rất tốt".
Ông khẳng định, Việt Nam không tốn thời gian thăm dò mà áp dụng các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt ngay từ đầu. Các trường học nghỉ Tết từ 18/1 vẫn chưa mở cửa lại. Toàn dân đeo khẩu trang, thứ vốn được dùng để tránh nắng và ô nhiễm không khí. Từ cuối tháng 1, những chai nước rửa tay được đặt ở các nơi công cộng (quán cafe, lối ra vào chung cư, thang máy). Biên giới với các nước có dịch cũng được đóng từ sớm, bắt đầu với biên giới Trung Quốc từ ngày 1/2, một tuần sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên (một người trở về từ Vũ Hán, xác nhận dương tính ngày 23/1).
Đặc biệt, ngay từ ngày đầu, Việt Nam đã áp dụng một biện pháp nghiêm ngặt: xác nhận người hoặc nhóm nguy cơ, cách ly và xét nghiệm họ, sau đó đưa những trường hợp dương tính vào viện. Biện pháp này không quá xa với những gì Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: "Xét nghiệm, xét nghiệm, xét nghiệm và cách ly".
Tôi viết cho các bạn từ một bệnh viện Hà Nội
"Bệnh nhân 148" cũng đặc biệt phản đối ý kiến của ai đó cho rằng "chắc là Việt Nam giấu dịch".
"Than ôi, không phải thế. Những "người tàng hình" (ý chỉ các đối tượng mang bệnh mà vẫn khỏe mạnh và không hay biết), tất nhiên vẫn xuất hiện và không được thống kê một cách chính thức, như bất cứ nơi nào khác. Nhưng số này chắc chắn không nhiều hơn châu Âu, thậm chí là ít hơn, nhờ chính sách xét nghiệm và cách ly hệ thống đang được áp dụng ở Việt Nam. Lượng người mắc bệnh vẫn còn quá thấp, đối với một quốc gia chỉ cách Vũ Hán ba giờ bay", ông nói đồng thời nhấn mạnh rằng dưới sự chứng kiến của ông, các bệnh viện ở Việt Nam không bị quá tải, dòng bệnh nhân xuất - nhập viện vẫn nằm trong sự kiểm soát.
"Bạn có thể tin tôi, vì tôi viết cho các bạn từ căn phòng số 541 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ở Hà Nội, nơi tiếp nhận các trường hợp nhiễm bệnh. Phát hiện dương tính với virus sau hai tuần ở Paris, tôi được chuyển tới viện lúc 2h sáng ngày 25/3. Tôi không xuất hiện triệu chứng nào, không ốm, nhưng vẫn ở lại bệnh viện cho đến khi âm tính trở lại. Đó không phải vì tôi mà để bảo vệ cộng đồng khỏi bị lây nhiễm. Ở đây, không có chuyện gửi bệnh nhân dương tính về nhà và không yêu cầu đeo khẩu trang, cho dù họ có khỏe mạnh đi chăng nữa. Tại Việt Nam, việc bảo vệ cộng đồng được ưu tiên hơn mọi thứ khác. Tự do cá nhân của tôi phải chờ đã", cựu đại sứ Jean-Noël Poirier viết.
Nói thêm về phương thức chống dịch của Việt Nam, ông Poirier cho rằng, chiến lược đối phó với Covid-19 của Việt Nam đơn giản là "theo dõi và khoanh vùng người mắc bệnh (F0); điều tra và cách ly giám sát tất cả những người họ tiếp xúc (F1) trong những ngày trước, đồng thời liệt kê các địa điểm họ đã tới".
"Tôi cũng làm như vậy, trong đêm 24/3, trước lúc đến bệnh viện. Và tốt nhất là đừng nói dối vì thế nào cũng có người phát hiện ra", vị cựu đại sứ nhấn mạnh.
Các F1 lập tức phải cách ly hai tuần tại trung tâm nào đó hoặc ở nhà riêng và tiến hành xét nghiệm. Họ cũng phải báo với những người đã tiếp xúc với mình - F2. Lúc đó, việc của F2 là cách biệt cộng đồng và nếu có thể tự cách ly ở nhà trong 14 ngày. Ngày 4/4/2020, Việt Nam có hơn 73.000 người được cách ly.
Nếu một trong các F1 dương tính, F2 sẽ trở thành F1 và được đưa đi cách ly và xét nghiệm. Cứ như thế...
Nhìn từ cách thức chống dịch của Việt Nam và một số nước châu Á, ông Jean-Noël Poirier cho rằng chính nền tảng văn hóa và sự ủng hộ của toàn dân đã giúp Việt Nam bước đầu giành chiến thắng.
"Cách làm trên khả thi không chỉ nhờ Việt Nam có mạng lưới quản lý xã hội chặt chẽ. Ở đất nước gần 100 triệu dân, nó hoạt động và đem tới kết quả nhờ được toàn dân ủng hộ, chấp hành. Cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, sự đồng thuận này dựa trên nền tảng văn hóa. Trong tư tưởng Nho giáo, an toàn và quyền lợi nhóm vượt lên trên quyền cá nhân. Người Việt chấp nhận cách ly hai tuần trong doanh trại cách nhà 30 km bởi sự hy sinh đó được coi là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng", ông viết.
Từ Việt Nam, vị cựu đại sứ so sánh với sự chủ quan của các nước phương Tây trước đại dịch này và kết luận: "Với lối suy nghĩ ấy, những "giá trị" đó đã giúp Covid-19 lan khắp châu Âu".
Tương lai sẽ cho thấy liệu biện pháp của Việt Nam và hàng xóm của họ có hiệu quả hơn các biện pháp ở châu Âu hay không. Nhưng đến nay, họ vẫn đang nhắc nhở cho chúng ta một bài học xưa cũ rằng trước nghịch cảnh, một tập thể gắn kết, kỷ luật và, nếu có thể, được điều hành tốt, luôn hoạt động hiệu quả hơn tập hợp những cá nhân tự trị và đối nghịch với chính quyền. Một bài học vĩnh cửu. Nhìn nhận một cách khách quan, trong hầu hết lĩnh vực, trật tự và kỷ luật tập thể đem tới kết quả tốt hơn chủ nghĩa cá nhân của phương Tây.
Từ câu chuyện chống dịch, ông Jean-Noël Poirier mở rộng vấn đề và cho rằng, nếu người Pháp không tìm được sự hài hòa giữa ý thức tập thể và không gian cá nhân họ "sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhìn các nước Nho giáo tiếp tục vượt lên trong mọi lĩnh vực".
"Trải qua 17 ngày trong bệnh viện và ba lần xét nghiệm âm tính, tôi rời bệnh viện, trở về nhà để tiếp tục nửa tháng cách ly nghiêm ngặt, không được rời khỏi căn hộ. Các cơ quan y tế đã phát hiện một số ca dương tính trở lại sau khi âm tính nên đưa ra yêu cầu cách ly mới đối với tất cả các bệnh nhân đã khỏi. Chính quyền Việt Nam không muốn liều lĩnh. Một lần nữa, việc bảo vệ tập thể được ưu tiên hơn tự do cá nhân. Một lựa chọn được cả xã hội Việt Nam ủng hộ nhưng không thể tưởng tượng nổi ở xã hội chúng ta", cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam kết thúc bài viết của mình.
Ông Jean-Noël Poirier, cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam (bệnh nhân 148), có bài viết chia sẻ cảm nhận cá nhân về công tác chống dịch của Việt Nam trên tờ báo điện tử Causeur, ngày 15/4.
Mở đầu bài viết, ông cho rằng có một sự khác biệt rất lớn trong kết quả phòng chống dịch giữa các nước phương Tây như Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Anh, Mỹ và những nước châu Á, hay cụ thể hơn là những quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
"Trung Quốc, Singapore, Nhật và Hàn Quốc hay được đưa ra làm ví dụ cho những nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Song chúng ta đã quên mất đất nước cuối cùng thuộc nhóm này, đất nước vô cùng gần gũi với trái tim và lịch sử của chúng ta: Việt Nam.
Thành công chống dịch của Việt Nam còn mạnh mẽ hơn cả Hàn Quốc, một cường quốc công nghiệp. Phát triển nhanh chóng trong 20 năm (GDP bình quân đầu người đạt 2.700 USD, mức tăng trưởng năm 2019 đạt 7%), Việt Nam còn kém xa Hàn Quốc về kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng song vẫn đạt được những kết quả phi thường. Tính đến giữa tháng 4/2020, số người dương tính với Covid-19 chưa vượt 300 và số ca tử vong là 0", vị cựu đại sứ Pháp nói.
Chia sẻ với những người Pháp về "bí quyết" của Việt Nam, ông Poirier cho rằng: "Chẳng có phép thuật nào ở đây cả, họ đã quyết định thực hiện biện pháp mạnh ngay từ đầu và làm rất tốt".
Ông khẳng định, Việt Nam không tốn thời gian thăm dò mà áp dụng các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt ngay từ đầu. Các trường học nghỉ Tết từ 18/1 vẫn chưa mở cửa lại. Toàn dân đeo khẩu trang, thứ vốn được dùng để tránh nắng và ô nhiễm không khí. Từ cuối tháng 1, những chai nước rửa tay được đặt ở các nơi công cộng (quán cafe, lối ra vào chung cư, thang máy). Biên giới với các nước có dịch cũng được đóng từ sớm, bắt đầu với biên giới Trung Quốc từ ngày 1/2, một tuần sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên (một người trở về từ Vũ Hán, xác nhận dương tính ngày 23/1).
Đặc biệt, ngay từ ngày đầu, Việt Nam đã áp dụng một biện pháp nghiêm ngặt: xác nhận người hoặc nhóm nguy cơ, cách ly và xét nghiệm họ, sau đó đưa những trường hợp dương tính vào viện. Biện pháp này không quá xa với những gì Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: "Xét nghiệm, xét nghiệm, xét nghiệm và cách ly".
Tôi viết cho các bạn từ một bệnh viện Hà Nội
"Bệnh nhân 148" cũng đặc biệt phản đối ý kiến của ai đó cho rằng "chắc là Việt Nam giấu dịch".
"Than ôi, không phải thế. Những "người tàng hình" (ý chỉ các đối tượng mang bệnh mà vẫn khỏe mạnh và không hay biết), tất nhiên vẫn xuất hiện và không được thống kê một cách chính thức, như bất cứ nơi nào khác. Nhưng số này chắc chắn không nhiều hơn châu Âu, thậm chí là ít hơn, nhờ chính sách xét nghiệm và cách ly hệ thống đang được áp dụng ở Việt Nam. Lượng người mắc bệnh vẫn còn quá thấp, đối với một quốc gia chỉ cách Vũ Hán ba giờ bay", ông nói đồng thời nhấn mạnh rằng dưới sự chứng kiến của ông, các bệnh viện ở Việt Nam không bị quá tải, dòng bệnh nhân xuất - nhập viện vẫn nằm trong sự kiểm soát.
"Bạn có thể tin tôi, vì tôi viết cho các bạn từ căn phòng số 541 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ở Hà Nội, nơi tiếp nhận các trường hợp nhiễm bệnh. Phát hiện dương tính với virus sau hai tuần ở Paris, tôi được chuyển tới viện lúc 2h sáng ngày 25/3. Tôi không xuất hiện triệu chứng nào, không ốm, nhưng vẫn ở lại bệnh viện cho đến khi âm tính trở lại. Đó không phải vì tôi mà để bảo vệ cộng đồng khỏi bị lây nhiễm. Ở đây, không có chuyện gửi bệnh nhân dương tính về nhà và không yêu cầu đeo khẩu trang, cho dù họ có khỏe mạnh đi chăng nữa. Tại Việt Nam, việc bảo vệ cộng đồng được ưu tiên hơn mọi thứ khác. Tự do cá nhân của tôi phải chờ đã", cựu đại sứ Jean-Noël Poirier viết.
Nói thêm về phương thức chống dịch của Việt Nam, ông Poirier cho rằng, chiến lược đối phó với Covid-19 của Việt Nam đơn giản là "theo dõi và khoanh vùng người mắc bệnh (F0); điều tra và cách ly giám sát tất cả những người họ tiếp xúc (F1) trong những ngày trước, đồng thời liệt kê các địa điểm họ đã tới".
"Tôi cũng làm như vậy, trong đêm 24/3, trước lúc đến bệnh viện. Và tốt nhất là đừng nói dối vì thế nào cũng có người phát hiện ra", vị cựu đại sứ nhấn mạnh.
Các F1 lập tức phải cách ly hai tuần tại trung tâm nào đó hoặc ở nhà riêng và tiến hành xét nghiệm. Họ cũng phải báo với những người đã tiếp xúc với mình - F2. Lúc đó, việc của F2 là cách biệt cộng đồng và nếu có thể tự cách ly ở nhà trong 14 ngày. Ngày 4/4/2020, Việt Nam có hơn 73.000 người được cách ly.
Nếu một trong các F1 dương tính, F2 sẽ trở thành F1 và được đưa đi cách ly và xét nghiệm. Cứ như thế...
Nhìn từ cách thức chống dịch của Việt Nam và một số nước châu Á, ông Jean-Noël Poirier cho rằng chính nền tảng văn hóa và sự ủng hộ của toàn dân đã giúp Việt Nam bước đầu giành chiến thắng.
"Cách làm trên khả thi không chỉ nhờ Việt Nam có mạng lưới quản lý xã hội chặt chẽ. Ở đất nước gần 100 triệu dân, nó hoạt động và đem tới kết quả nhờ được toàn dân ủng hộ, chấp hành. Cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, sự đồng thuận này dựa trên nền tảng văn hóa. Trong tư tưởng Nho giáo, an toàn và quyền lợi nhóm vượt lên trên quyền cá nhân. Người Việt chấp nhận cách ly hai tuần trong doanh trại cách nhà 30 km bởi sự hy sinh đó được coi là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng", ông viết.
Từ Việt Nam, vị cựu đại sứ so sánh với sự chủ quan của các nước phương Tây trước đại dịch này và kết luận: "Với lối suy nghĩ ấy, những "giá trị" đó đã giúp Covid-19 lan khắp châu Âu".
Tương lai sẽ cho thấy liệu biện pháp của Việt Nam và hàng xóm của họ có hiệu quả hơn các biện pháp ở châu Âu hay không. Nhưng đến nay, họ vẫn đang nhắc nhở cho chúng ta một bài học xưa cũ rằng trước nghịch cảnh, một tập thể gắn kết, kỷ luật và, nếu có thể, được điều hành tốt, luôn hoạt động hiệu quả hơn tập hợp những cá nhân tự trị và đối nghịch với chính quyền. Một bài học vĩnh cửu. Nhìn nhận một cách khách quan, trong hầu hết lĩnh vực, trật tự và kỷ luật tập thể đem tới kết quả tốt hơn chủ nghĩa cá nhân của phương Tây.
Từ câu chuyện chống dịch, ông Jean-Noël Poirier mở rộng vấn đề và cho rằng, nếu người Pháp không tìm được sự hài hòa giữa ý thức tập thể và không gian cá nhân họ "sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhìn các nước Nho giáo tiếp tục vượt lên trong mọi lĩnh vực".
"Trải qua 17 ngày trong bệnh viện và ba lần xét nghiệm âm tính, tôi rời bệnh viện, trở về nhà để tiếp tục nửa tháng cách ly nghiêm ngặt, không được rời khỏi căn hộ. Các cơ quan y tế đã phát hiện một số ca dương tính trở lại sau khi âm tính nên đưa ra yêu cầu cách ly mới đối với tất cả các bệnh nhân đã khỏi. Chính quyền Việt Nam không muốn liều lĩnh. Một lần nữa, việc bảo vệ tập thể được ưu tiên hơn tự do cá nhân. Một lựa chọn được cả xã hội Việt Nam ủng hộ nhưng không thể tưởng tượng nổi ở xã hội chúng ta", cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam kết thúc bài viết của mình.
Không có nhận xét nào