Quan sát từ thực tiễn cho thấy, các nền tảng muốn vươn ra ngoài nước, trước hết nên đảm bảo sự sinh tồn tại thị trường thân quen nội địa. V...
Quan sát từ thực tiễn cho thấy, các nền tảng muốn vươn ra ngoài nước, trước hết nên đảm bảo sự sinh tồn tại thị trường thân quen nội địa. Và để cạnh tranh với những nền tảng đã có sẵn với số đông người sử dụng, không còn cách nào khác ngoài gia tăng tính khác biệt và tính nội địa hóa cao nhất có thể, TS. Nguyễn Đức Thành chia sẻ.
Năm 2020 chứng kiến nhiều biến động do đại dịch Covid-19 và nguy cơ khủng hoảng toàn cầu, nhưng trong bối cảnh đó, một số các nền tảng số như Amazon, eBay, Alibaba… không chỉ chống chọi tốt với bất ổn của thị trường mà còn có xu hướng phát triển nhanh và mạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tổ chức kinh doanh trên các nền tảng số hoặc khởi nghiệp trên các mô hình số sẽ là giải pháp cứu nguy cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong cuộc chiến chưa biết đến hồi kết với đại dịch Covid-19. Thêm nữa, cấu trúc nền kinh tế thế giới sẽ hoàn toàn thay đổi sau đại dịch. Và ở một góc độ khác, đại dịch Covid lại là thời điểm để các chủ thể nhận ra vai trò của kinh tế số và sự cần thiết của các nền tảng. Đây có thể là động lực để tạo nên bước ngoặt lớn cho Việt Nam.
Báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain&Company năm 2019 cho hay, tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam và Indonesia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%) và dự kiến có thể đạt quy mô 43 tỷ USD vào năm 2025, trong đó kinh tế nền tảng chiếm vai trò quan trọng. Vì lẽ đó, kinh tế số nói chung và kinh tế nền tảng nói riêng được cho là trụ cột của xã hội tương lai.
Theo nghiên cứu của Parker và cộng sự, khác với các mô hình truyền thống, các nền tảng số có thể thiết lập vị thế độc quyền nhờ tính quy mô về lượng cầu: nền tảng càng lớn thì càng có giá trị với người dùng, tạo ra hiệu ứng mạng tích cực lớn đến mức đối thủ khó có thể tham gia thị trường. Đơn cử là Facebook – nền tảng chia sẻ thông tin, kết nối 2,45 tỷ người tham gia và 1,62 triệu người hoạt động mỗi ngày trên đó đã trở thành rào cản lớn ngăn các nền tảng mới tham gia vào thị trường. Hoặc như Airbnb với 150 triệu người dùng trên 65 nghìn thành phố và khoảng 1,9 triệu cơ sở lưu trú hoạt động, sở hữu khối lượng thông tin khổng lồ mà ít có đối thủ nào trên thế giới có thể cạnh tranh nổi. Còn Instagram, một nền tảng kết nối xã hội tương tự như Facebook, song cá biệt hóa mình bằng hình thức chia sẻ thông tin chủ yếu bằng hình ảnh, hoặc Tiktok thu hút tương tác qua các video mà người sử dụng đăng lên, vẫn đang sống tốt nhờ các nền tảng này có khả năng tạo tính khác biệt - yếu tố then chốt luôn được đánh giá cao trong việc doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh.
Tại Việt Nam, một số nền tảng có tốc độ phát triển nhanh và mạnh như Momo - dịch vụ ví điện tử đã tiếp cận hơn 10 triệu người dùng (năm 2018) và gọi vốn thành công với trị giá hơn 100 triệu USD từ Warburg Pincus, đồng thời lọt top 100 công ty công nghệ tài chính lớn nhất toàn cầu. Hay Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí tương tự như Whatssap của Facebook chứng kiến doanh thu tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2019 và lợi nhuận trước thuế tăng 1,5 lần lên mức 641 tỷ đồng. Đồng thời, cũng có không ít những tên tuổi xuất hiện đình đám nhưng nhanh chóng biến mất trên thị trường như Lotus, Gapo - mạng xã hội được kỳ vọng sẽ thay thế Facebook.
Lý giải về điều này, TS. Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, với những nền tảng Việt xây dựng dựa trên format của thế giới, thì phải có tính sáng tạo đặc biệt hoặc được “địa phương hóa” cao mới có thể tham gia vào thị trường. Một ví dụ, nếu so với Facebook, Twitter do đã được phát triển trước đó cùng với việc sở hữu lượng thông tin khổng lồ từ hàng tỷ người dùng qua nhiều năm, tuy Zalo ra đời sau nhưng lại chiếm được ưu thế tuyệt đối tại Việt Nam nhờ thân thiện với người Việt từ ngôn ngữ, giao diện đến phương thức cài đặt…
Trong khi đó, Momo chiếm ưu thế so với bất cứ nền tảng nước ngoài nào như Paypal vì hệ thống ngôn ngữ, giao diện gần gũi với người Việt, khả năng kết nối với nhiều ngân hàng nội địa thông qua hệ thống thẻ tín dụng mà phần đông người Việt sở hữu. Tương tự như vậy, tính tương thích và địa phương hóa cao cũng khiến nền tảng Hocmai.vn – đơn vị cung cấp các khóa học trực tuyến mà Coursera đang làm rất tốt trên thế giới, đã thành công tại Việt Nam.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong tình hình dịch bệnh hiện nay, Việt Nam không thể rời bỏ khỏi xu thế này, thậm chí còn có lợi thế, bởi Việt Nam có những doanh nghiệp viễn thông - CNTT lớn mạnh, có hạ tầng rộng khắp toàn quốc, có nguồn lực tài chính và nhân lực, có thể tạo ra những hạ tầng mang tính nền tảng giúp cho chuyển đổi số nhanh những lĩnh vực lớn và quan trọng như giáo dục, y tế. Mà quan trọng hơn, đây cũng là nền tảng Việt, do các doanh nghiệp Việt phát triển và tích hợp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Với Việt Nam, muốn chuyển đổi số thì cách nhanh nhất là dựa trên các nền tảng. Ví dụ hàng chục ngàn cơ sở y tế là một nền tảng tốt. Việt Nam cần phải phát triển nhiều nền tảng chuyển đổi số hơn nữa. Thí dụ, hiện Việt Nam chưa có nền tảng về hội nghị video trực tuyến, nền tảng về quản lý làm việc từ xa... Đây cũng chính là tiềm năng đối với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Tại thời điểm hiện tại, tất cả các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần tích cực tham gia phát triển các ứng dụng công nghệ nhanh hơn nữa, sáng tạo hơn nữa để giúp mọi mặt của đời sống xã hội vẫn tiếp tục diễn ra trong một trạng thái bình thường mới, thích ứng với thời dịch bệnh, nhưng theo một cách thức mới - không tiếp xúc. Song song với đó, còn phải phát triển các giải pháp, ứng dụng, dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, các giao dịch điện tử, xử lý thông tin sai sự thật (fake news) để tạo nên một môi trường số an toàn cho người Việt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Nền tảng số “sống khỏe”
Năm 2020 chứng kiến nhiều biến động do đại dịch Covid-19 và nguy cơ khủng hoảng toàn cầu, nhưng trong bối cảnh đó, một số các nền tảng số như Amazon, eBay, Alibaba… không chỉ chống chọi tốt với bất ổn của thị trường mà còn có xu hướng phát triển nhanh và mạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tổ chức kinh doanh trên các nền tảng số hoặc khởi nghiệp trên các mô hình số sẽ là giải pháp cứu nguy cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong cuộc chiến chưa biết đến hồi kết với đại dịch Covid-19. Thêm nữa, cấu trúc nền kinh tế thế giới sẽ hoàn toàn thay đổi sau đại dịch. Và ở một góc độ khác, đại dịch Covid lại là thời điểm để các chủ thể nhận ra vai trò của kinh tế số và sự cần thiết của các nền tảng. Đây có thể là động lực để tạo nên bước ngoặt lớn cho Việt Nam.
Báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain&Company năm 2019 cho hay, tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam và Indonesia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%) và dự kiến có thể đạt quy mô 43 tỷ USD vào năm 2025, trong đó kinh tế nền tảng chiếm vai trò quan trọng. Vì lẽ đó, kinh tế số nói chung và kinh tế nền tảng nói riêng được cho là trụ cột của xã hội tương lai.
Theo nghiên cứu của Parker và cộng sự, khác với các mô hình truyền thống, các nền tảng số có thể thiết lập vị thế độc quyền nhờ tính quy mô về lượng cầu: nền tảng càng lớn thì càng có giá trị với người dùng, tạo ra hiệu ứng mạng tích cực lớn đến mức đối thủ khó có thể tham gia thị trường. Đơn cử là Facebook – nền tảng chia sẻ thông tin, kết nối 2,45 tỷ người tham gia và 1,62 triệu người hoạt động mỗi ngày trên đó đã trở thành rào cản lớn ngăn các nền tảng mới tham gia vào thị trường. Hoặc như Airbnb với 150 triệu người dùng trên 65 nghìn thành phố và khoảng 1,9 triệu cơ sở lưu trú hoạt động, sở hữu khối lượng thông tin khổng lồ mà ít có đối thủ nào trên thế giới có thể cạnh tranh nổi. Còn Instagram, một nền tảng kết nối xã hội tương tự như Facebook, song cá biệt hóa mình bằng hình thức chia sẻ thông tin chủ yếu bằng hình ảnh, hoặc Tiktok thu hút tương tác qua các video mà người sử dụng đăng lên, vẫn đang sống tốt nhờ các nền tảng này có khả năng tạo tính khác biệt - yếu tố then chốt luôn được đánh giá cao trong việc doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh.
Tại Việt Nam, một số nền tảng có tốc độ phát triển nhanh và mạnh như Momo - dịch vụ ví điện tử đã tiếp cận hơn 10 triệu người dùng (năm 2018) và gọi vốn thành công với trị giá hơn 100 triệu USD từ Warburg Pincus, đồng thời lọt top 100 công ty công nghệ tài chính lớn nhất toàn cầu. Hay Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí tương tự như Whatssap của Facebook chứng kiến doanh thu tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2019 và lợi nhuận trước thuế tăng 1,5 lần lên mức 641 tỷ đồng. Đồng thời, cũng có không ít những tên tuổi xuất hiện đình đám nhưng nhanh chóng biến mất trên thị trường như Lotus, Gapo - mạng xã hội được kỳ vọng sẽ thay thế Facebook.
Lý giải về điều này, TS. Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, với những nền tảng Việt xây dựng dựa trên format của thế giới, thì phải có tính sáng tạo đặc biệt hoặc được “địa phương hóa” cao mới có thể tham gia vào thị trường. Một ví dụ, nếu so với Facebook, Twitter do đã được phát triển trước đó cùng với việc sở hữu lượng thông tin khổng lồ từ hàng tỷ người dùng qua nhiều năm, tuy Zalo ra đời sau nhưng lại chiếm được ưu thế tuyệt đối tại Việt Nam nhờ thân thiện với người Việt từ ngôn ngữ, giao diện đến phương thức cài đặt…
Trong khi đó, Momo chiếm ưu thế so với bất cứ nền tảng nước ngoài nào như Paypal vì hệ thống ngôn ngữ, giao diện gần gũi với người Việt, khả năng kết nối với nhiều ngân hàng nội địa thông qua hệ thống thẻ tín dụng mà phần đông người Việt sở hữu. Tương tự như vậy, tính tương thích và địa phương hóa cao cũng khiến nền tảng Hocmai.vn – đơn vị cung cấp các khóa học trực tuyến mà Coursera đang làm rất tốt trên thế giới, đã thành công tại Việt Nam.
Cơ hội để doanh nghiệp Việt bứt phá
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong tình hình dịch bệnh hiện nay, Việt Nam không thể rời bỏ khỏi xu thế này, thậm chí còn có lợi thế, bởi Việt Nam có những doanh nghiệp viễn thông - CNTT lớn mạnh, có hạ tầng rộng khắp toàn quốc, có nguồn lực tài chính và nhân lực, có thể tạo ra những hạ tầng mang tính nền tảng giúp cho chuyển đổi số nhanh những lĩnh vực lớn và quan trọng như giáo dục, y tế. Mà quan trọng hơn, đây cũng là nền tảng Việt, do các doanh nghiệp Việt phát triển và tích hợp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Với Việt Nam, muốn chuyển đổi số thì cách nhanh nhất là dựa trên các nền tảng. Ví dụ hàng chục ngàn cơ sở y tế là một nền tảng tốt. Việt Nam cần phải phát triển nhiều nền tảng chuyển đổi số hơn nữa. Thí dụ, hiện Việt Nam chưa có nền tảng về hội nghị video trực tuyến, nền tảng về quản lý làm việc từ xa... Đây cũng chính là tiềm năng đối với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Tại thời điểm hiện tại, tất cả các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần tích cực tham gia phát triển các ứng dụng công nghệ nhanh hơn nữa, sáng tạo hơn nữa để giúp mọi mặt của đời sống xã hội vẫn tiếp tục diễn ra trong một trạng thái bình thường mới, thích ứng với thời dịch bệnh, nhưng theo một cách thức mới - không tiếp xúc. Song song với đó, còn phải phát triển các giải pháp, ứng dụng, dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, các giao dịch điện tử, xử lý thông tin sai sự thật (fake news) để tạo nên một môi trường số an toàn cho người Việt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Không có nhận xét nào