Quy định cách biệt cộng đồng từ sớm và kinh nghiệm đối phó thảm họa tự nhiên giúp California tránh được viễn cảnh tồi tệ nhất của Covid-19....
Quy định cách biệt cộng đồng từ sớm và kinh nghiệm đối phó thảm họa tự nhiên giúp California tránh được viễn cảnh tồi tệ nhất của Covid-19.
Với vai trò cửa ngõ hàng đầu từ Trung Quốc vào Mỹ, ngay từ khi Covid-19 bùng phát, California đã bị coi là một trong những bang dễ bị tổn thương nhất. Hồi tháng một, gần 600 chuyến bay trực tiếp từ Trung Quốc, chở theo khoảng 150.000 hành khách, đã hạ cánh tại California, hơn gấp đôi so với New York. California còn là bang đông dân nhất nước Mỹ.
Bất chấp những điều đó, tỷ lệ tử vong vì nCoV trên 100.000 người của California chỉ đứng thứ 30 toàn quốc, thấp hơn nhiều so với bang New York và New Jersey. Tính đến ngày 13/4, San Francisco, một trong những thành phố lớn của California, đồng thời có mật độ dân số cao thứ hai cả nước sau New York, mới ghi nhận 15 người chết.
Theo giới chuyên gia, những dấu hiệu khả quan tại California xuất phát từ nhiều yếu tố. Đây là bang đầu tiên yêu cầu người dân ở nhà để ngăn nCoV lây lan. Thậm chí trước cả khi chính quyền ban lệnh, cư dân California đã bắt đầu giữ khoảng cách với nhau, trong lúc người New York vẫn tụ tập tại các quán bar và nhà hàng.
Thêm vào đó, văn hóa làm việc từ xa vốn tồn tại ở nhiều công ty tại California, được thúc đẩy nhờ ngành công nghệ thông tin phát triển. Một yếu tố khác được đề cập là thời tiết khô và nhiều nắng tại bang này hồi tháng 2 khiến người dân có động lực ra ngoài trời, tránh xa những không gian kín đông đúc.
Kinh nghiệm sâu sắc của California trong công tác đối phó thảm họa tự nhiên cũng được cho là giúp bang này xử lý đại dịch tốt hơn. Bộ máy chính quyền luôn sẵn sàng ứng phó thảm họa và người dân cũng nhận thức tốt về việc phải tuân theo chỉ đạo vào thời điểm khẩn cấp.
Một số chuyên gia đưa ra thêm nhiều lời giải thích khác liên quan đến đặc trưng của California, như văn hóa sử dụng phương tiện cá nhân, hệ thống phương tiện giao thông công cộng thưa thớt và những khu dân cư nằm rải rác ở vùng ngoại ô.
"Cuộc sống tại California cởi mở hơn nhiều, với những ngôi nhà chỉ gồm một hộ gia đình thay vì các tòa chung cư. Không gian làm việc ít chật chội hơn. Thậm chí chỗ ngồi trong các nhà hàng cũng rộng rãi hơn", Eleazar Eskin, chuyên gia tại Đại học California ở thành phố Los Angeles, cho hay.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy mối liên hệ giữa mật độ dân số và sự lây lan các bệnh truyền nhiễm. Điều này có thể cũng đúng với nCoV. "Bạn càng có nhiều không gian, khả năng lây nhiễm càng thấp", học giả Moritz Kraemer tại Đại học Oxford cho hay.
Mặc dù vậy, George Rutherford, giáo sư dịch tễ học tại Đại học California ở San Francisco, vẫn đề cao nỗ lực hành động sớm của chính quyền bang hơn là các yếu tố có sẵn. Rutherford cho rằng những lệnh cách biệt cộng đồng đầu tiên của đất nước do giới chức khu vực Vịnh San Francisco ban hành, dưới sự dẫn dắt của Sara Cody, giám đốc cơ quan y tế hạt Santa Clara, đóng vai trò vô cùng quan trọng.
"Công lao thuộc về hành động đó", Rutherford đánh giá, đồng thời chỉ ra rằng hệ thống giao thông công cộng ở San Francisco cũng tấp nập như thành phố New York. "Tôi có thể dễ dàng tiếp xúc với 200 người trong khoảng cách dưới 2 m mỗi ngày".
Tuy nhiên, công tác chống Covid-19 của California vẫn còn nhiều điểm yếu. Các viện dưỡng lão và một số cơ sở tập trung đông người khác bị đại dịch tàn phá nặng nề. Chính quyền đã phát hiện 102 ca nhiễm nCoV chỉ riêng ở một trung tâm vô gia cư ở San Francisco.
Với vai trò cửa ngõ hàng đầu từ Trung Quốc vào Mỹ, ngay từ khi Covid-19 bùng phát, California đã bị coi là một trong những bang dễ bị tổn thương nhất. Hồi tháng một, gần 600 chuyến bay trực tiếp từ Trung Quốc, chở theo khoảng 150.000 hành khách, đã hạ cánh tại California, hơn gấp đôi so với New York. California còn là bang đông dân nhất nước Mỹ.
Bất chấp những điều đó, tỷ lệ tử vong vì nCoV trên 100.000 người của California chỉ đứng thứ 30 toàn quốc, thấp hơn nhiều so với bang New York và New Jersey. Tính đến ngày 13/4, San Francisco, một trong những thành phố lớn của California, đồng thời có mật độ dân số cao thứ hai cả nước sau New York, mới ghi nhận 15 người chết.
Theo giới chuyên gia, những dấu hiệu khả quan tại California xuất phát từ nhiều yếu tố. Đây là bang đầu tiên yêu cầu người dân ở nhà để ngăn nCoV lây lan. Thậm chí trước cả khi chính quyền ban lệnh, cư dân California đã bắt đầu giữ khoảng cách với nhau, trong lúc người New York vẫn tụ tập tại các quán bar và nhà hàng.
Thêm vào đó, văn hóa làm việc từ xa vốn tồn tại ở nhiều công ty tại California, được thúc đẩy nhờ ngành công nghệ thông tin phát triển. Một yếu tố khác được đề cập là thời tiết khô và nhiều nắng tại bang này hồi tháng 2 khiến người dân có động lực ra ngoài trời, tránh xa những không gian kín đông đúc.
Kinh nghiệm sâu sắc của California trong công tác đối phó thảm họa tự nhiên cũng được cho là giúp bang này xử lý đại dịch tốt hơn. Bộ máy chính quyền luôn sẵn sàng ứng phó thảm họa và người dân cũng nhận thức tốt về việc phải tuân theo chỉ đạo vào thời điểm khẩn cấp.
Một số chuyên gia đưa ra thêm nhiều lời giải thích khác liên quan đến đặc trưng của California, như văn hóa sử dụng phương tiện cá nhân, hệ thống phương tiện giao thông công cộng thưa thớt và những khu dân cư nằm rải rác ở vùng ngoại ô.
"Cuộc sống tại California cởi mở hơn nhiều, với những ngôi nhà chỉ gồm một hộ gia đình thay vì các tòa chung cư. Không gian làm việc ít chật chội hơn. Thậm chí chỗ ngồi trong các nhà hàng cũng rộng rãi hơn", Eleazar Eskin, chuyên gia tại Đại học California ở thành phố Los Angeles, cho hay.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy mối liên hệ giữa mật độ dân số và sự lây lan các bệnh truyền nhiễm. Điều này có thể cũng đúng với nCoV. "Bạn càng có nhiều không gian, khả năng lây nhiễm càng thấp", học giả Moritz Kraemer tại Đại học Oxford cho hay.
Mặc dù vậy, George Rutherford, giáo sư dịch tễ học tại Đại học California ở San Francisco, vẫn đề cao nỗ lực hành động sớm của chính quyền bang hơn là các yếu tố có sẵn. Rutherford cho rằng những lệnh cách biệt cộng đồng đầu tiên của đất nước do giới chức khu vực Vịnh San Francisco ban hành, dưới sự dẫn dắt của Sara Cody, giám đốc cơ quan y tế hạt Santa Clara, đóng vai trò vô cùng quan trọng.
"Công lao thuộc về hành động đó", Rutherford đánh giá, đồng thời chỉ ra rằng hệ thống giao thông công cộng ở San Francisco cũng tấp nập như thành phố New York. "Tôi có thể dễ dàng tiếp xúc với 200 người trong khoảng cách dưới 2 m mỗi ngày".
Tuy nhiên, công tác chống Covid-19 của California vẫn còn nhiều điểm yếu. Các viện dưỡng lão và một số cơ sở tập trung đông người khác bị đại dịch tàn phá nặng nề. Chính quyền đã phát hiện 102 ca nhiễm nCoV chỉ riêng ở một trung tâm vô gia cư ở San Francisco.