Giãn cách xã hội là một trải nghiệm chưa có tiền lệ. Sau vài ngày đầu bỡ ngỡ, mỗi người đã tìm ra cách thích nghi riêng. Mạng xã hội bắt đầ...
Giãn cách xã hội là một trải nghiệm chưa có tiền lệ. Sau vài ngày đầu bỡ ngỡ, mỗi người đã tìm ra cách thích nghi riêng. Mạng xã hội bắt đầu ngập tràn các loại ảnh kiểu "ăn mày dĩ vãng", ngập tràn thơ, cả thơ "kiểu vi rút". Lại có trend đếm, từ số vòng cánh quạt quay cho từng nấc, số ngày cách ly, số bệnh nhân nhiễm mới kèm lời cảm thán tỏ ra nguy hiểm. Cá biệt, đã có những người muốn "hòa nhập" cộng đồng, ào ào ra đường đạp xe, đi bộ, bất chấp quy định giãn cách và các nguy cơ dịch lây lan, bùng phát.
Nhưng cũng có thể thấy đang phổ biến một trào lưu sống rất tích cực. Người đọc sách, dạy con học tiếng Anh, dạy con nấu ăn, cắm hoa, tập thể hình qua mạng. Người dùng thời gian rảnh hiếm hoi tự chế các món bấy lâu chỉ ra hàng. Bánh cuốn, bánh xèo, bánh piza, ...tưng bừng các trang mạng xã hội. Khiến người ta vừa thán phục, vừa lây cái năng lượng tràn trề lạc quan ấy.
Tích cực hơn, là có những cá nhân, tập đoàn sản xuất, ủng hộ thiết bị y tế; là đội quân chiến sỹ áo trắng, là cả hệ thống chính trị trong cả nước mấy tháng liền gồng mình trên tuyến đầu chống dịch. Là phong trào vì tuyến đầu, ủng hộ suất ăn, đồ uống cho các bác sỹ vừa làm nhiệm vụ, vừa phải cách ly trong bệnh viện. Khiến người người cảm động, tự hào về truyền thống nhân nghĩa, thương người như thể thương thân của dân tộc tự ngàn đời.
Nhưng hình ảnh cụ già gần trăm tuổi xách rau xách gạo đến tặng điểm cách ly ở một tỉnh biên giới khiến tôi thấy nặng lòng. Suất ăn của Nhà nước cấp cho người cách ly chắc chắn nhiều hơn bữa ăn hàng ngày của cụ. Lại tự nhủ, giá trị không phải ở cân gạo hay mớ rau cụ mang tới, mà ở tinh thần nhường cơm sẻ áo, là trách nhiệm với cộng đồng, là thứ năng lượng tích cực từ cụ đang lan tỏa trong toàn xã hội.
Một đồng nghiệp tôi đã nghỉ hưu 3 năm. Ngày thường thấy chị vui vầy cỏ cây hoa lá vườn nhà, có khi làm món này món kia bán tăng thêm thu nhập. Những ngày giãn cách xã hội, thấy chị tất tả bận bịu hẳn. Nào kêu gọi bạn bè, liên lạc với người này về gom khẩu trang, người kia mì tôm, dầu ăn, người nọ quần áo bảo hộ... Rồi tổ chức gói quà. Rồi mang đến điểm tặng người nghèo đã nhờ địa phương chọn sẵn. Người phát quà kèm xịt khuẩn , người nhận đứng cự ly 2 m hẳn hoi. Tất tả tặng quà hết thôn này thôn khác như thế, không cần báo đài đưa tin, không cần mang trao tại trụ sở có băng rôn khẩu hiệu nào.
Theo Forbes, Bill Gates là người giàu nhất thế giới với tổng tài sản hơn 78 tỷ USD. Bill Gates và vợ đã đi làm từ thiện rất nhiều trong suốt 2 thập kỷ qua. Năm 2010 ông hợp tác cùng người bạn thân Warren Buffet lập ra quỹ thỏa thuận Giving Pledge để cho mọi người có cơ hội được tin tưởng giao phó phần tài sản của mình làm từ thiện cho xã hội theo ý nguyện của họ.
Đáng nói, các tỷ phú này đều cho rằng làm từ thiện là một trách nhiệm của những người giàu có và thành đạt, phải làm hết mình vì lòng nhân ái trong cuộc sống. Và đã có hơn 36 tỷ USD được Bill Gates cho đi làm từ thiện sau khi ký thỏa thuận, đầu tư vào các dự án sức khỏe toàn cầu, giáo dục, cứu trợ nghèo đói... Ngẫm ra, triết lý của Bill Gate về trách nhiệm của những người giàu có và thành đạt không phải ai cũng ngộ. Nên vẫn có những bàn tay đầy nhẫn chìa ra nhận gói quà ở nơi có dòng chữ "nếu bạn thiếu hãy lấy 1 phần, nếu bạn ổn xin nhường người khác". Nên đâu đó trong những chương trình hỗ trợ người nghèo trước đây, người ta vẫn thấy có cả đàn bò "chạy" vào nhà chủ tịch xã, thấy cả nhà cán bộ xã có tên trong danh sách nhận quà hỗ trợ...
Tôi đã từng có cuộc tranh luận khá gay gắt với một sinh viên năm nhất về việc một giáo viên tiểu học lương 7 triệu đồng đi chiếc xe hơi hơn 2 tỷ. Không nói về mức lương và giá tiền xe hơi của cô ấy, bởi cô ấy có thể được cho, được tặng chiếc xe. Câu chuyện ở chỗ mỗi lần nhà trường kêu gọi ủng hộ, hoặc mỗi lần thăm hỏi ai đó ốm đau, cô ấy luôn có con số thấp nhất. Tôi cho rằng, như vậy là "y phục không xứng kỳ đức". Còn sinh viên nọ cho rằng "Họ có tiền, họ có quyền hưởng thụ bằng tiền của họ. Không ai có quyền bắt người có tiền phải tiêu tiền theo ý người khác".
Tôi thấy buồn. Cô sinh viên năm nhất chưa hiểu lời dạy của các cụ ta, cũng như triết lý của Bill Gate về trách nhiệm cộng đồng. Về cơ bản, sự ủng hộ nào dù nhiều dù ít đều đáng trân trọng. Nhưng cách nghĩ của cô sinh viên và sự phổ biến mức ủng hộ thấp nhất của hầu hết cán bộ công chức trong các cuộc ủng hộ cộng đồng có gì đó giống nhau. Nó khác một trời một vực với những người viết đơn xin thoát nghèo để nhường phần hỗ trợ của Nhà nước cho người khó khăn hơn, hoặc những người tình nguyện hiến máu, hiến tạng cho sự sống khác.
Cuối tuần trước, Chính phủ đã quyết gói hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch. Mong sao chính sách đầy nhân văn và trách nhiệm trước Nhân dân này sẽ được triển khai bởi những con người nhân văn và trách nhiệm. Mong sao không có những danh sách nhầm tên hay đàn bò chạy nhầm địa chỉ như đã từng.
Trong giáo lý nhà Phật, giúp đỡ người gồm có 3 loại: tài thí, pháp thí và vô úy thí. Trong đó tài thí là mức độ đầu tiên của việc giúp đỡ người khác về vật chất, bao gồm cả bộ phận của cơ thể, kể cả sự sống thân mạng. Pháp thí là đem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu để chỉ bày, khuyên bảo người khác; hoặc tu hành chân chính để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chính. Vô úy thí là làm cho người khác không sợ, hết sợ.
Đại dịch toàn cầu đang khiến nhiều quốc gia thực hiện giãn cách xã hội. Cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều người cần cơm áo, cần thông tin và cả sự an ủi để vượt qua nỗi sợ dịch bệnh. Chưa có bao giờ, các doanh nghiệp lớn lại lao đao đến thế, huống chi những cơ sở kinh doanh dịch vụ, những người lao động bình thường. Chưa có bao giờ, số người bị phạt vì đưa tin giả, vì vi phạm quy định phòng chống dịch lại nhiều hơn cả số người mắc bệnh đến thế. Chưa có bao giờ, tất cả các quốc gia, dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị hay sắc tộc lại cùng quan tâm về một vấn đề như thế. Chỉ một dòng tin về người nhiễm bệnh, hay người liên quan đến bệnh nhân cũng khiến người ta quan tâm, chia sẻ, tương tác.
Nói theo cách của đạo Phật, trong giãn cách xã hội vì đại dịch, người người đang cần đến cả tài thí, pháp thí và vô úy thí. Nên tự tìm cách giải quyết các nhu cầu đó cho bản thân, gia đình và góp phần cùng cộng đồng chính là cách sống tích cực lúc này.
Nhưng cũng có thể thấy đang phổ biến một trào lưu sống rất tích cực. Người đọc sách, dạy con học tiếng Anh, dạy con nấu ăn, cắm hoa, tập thể hình qua mạng. Người dùng thời gian rảnh hiếm hoi tự chế các món bấy lâu chỉ ra hàng. Bánh cuốn, bánh xèo, bánh piza, ...tưng bừng các trang mạng xã hội. Khiến người ta vừa thán phục, vừa lây cái năng lượng tràn trề lạc quan ấy.
Tích cực hơn, là có những cá nhân, tập đoàn sản xuất, ủng hộ thiết bị y tế; là đội quân chiến sỹ áo trắng, là cả hệ thống chính trị trong cả nước mấy tháng liền gồng mình trên tuyến đầu chống dịch. Là phong trào vì tuyến đầu, ủng hộ suất ăn, đồ uống cho các bác sỹ vừa làm nhiệm vụ, vừa phải cách ly trong bệnh viện. Khiến người người cảm động, tự hào về truyền thống nhân nghĩa, thương người như thể thương thân của dân tộc tự ngàn đời.
Nhưng hình ảnh cụ già gần trăm tuổi xách rau xách gạo đến tặng điểm cách ly ở một tỉnh biên giới khiến tôi thấy nặng lòng. Suất ăn của Nhà nước cấp cho người cách ly chắc chắn nhiều hơn bữa ăn hàng ngày của cụ. Lại tự nhủ, giá trị không phải ở cân gạo hay mớ rau cụ mang tới, mà ở tinh thần nhường cơm sẻ áo, là trách nhiệm với cộng đồng, là thứ năng lượng tích cực từ cụ đang lan tỏa trong toàn xã hội.
Một đồng nghiệp tôi đã nghỉ hưu 3 năm. Ngày thường thấy chị vui vầy cỏ cây hoa lá vườn nhà, có khi làm món này món kia bán tăng thêm thu nhập. Những ngày giãn cách xã hội, thấy chị tất tả bận bịu hẳn. Nào kêu gọi bạn bè, liên lạc với người này về gom khẩu trang, người kia mì tôm, dầu ăn, người nọ quần áo bảo hộ... Rồi tổ chức gói quà. Rồi mang đến điểm tặng người nghèo đã nhờ địa phương chọn sẵn. Người phát quà kèm xịt khuẩn , người nhận đứng cự ly 2 m hẳn hoi. Tất tả tặng quà hết thôn này thôn khác như thế, không cần báo đài đưa tin, không cần mang trao tại trụ sở có băng rôn khẩu hiệu nào.
Theo Forbes, Bill Gates là người giàu nhất thế giới với tổng tài sản hơn 78 tỷ USD. Bill Gates và vợ đã đi làm từ thiện rất nhiều trong suốt 2 thập kỷ qua. Năm 2010 ông hợp tác cùng người bạn thân Warren Buffet lập ra quỹ thỏa thuận Giving Pledge để cho mọi người có cơ hội được tin tưởng giao phó phần tài sản của mình làm từ thiện cho xã hội theo ý nguyện của họ.
Đáng nói, các tỷ phú này đều cho rằng làm từ thiện là một trách nhiệm của những người giàu có và thành đạt, phải làm hết mình vì lòng nhân ái trong cuộc sống. Và đã có hơn 36 tỷ USD được Bill Gates cho đi làm từ thiện sau khi ký thỏa thuận, đầu tư vào các dự án sức khỏe toàn cầu, giáo dục, cứu trợ nghèo đói... Ngẫm ra, triết lý của Bill Gate về trách nhiệm của những người giàu có và thành đạt không phải ai cũng ngộ. Nên vẫn có những bàn tay đầy nhẫn chìa ra nhận gói quà ở nơi có dòng chữ "nếu bạn thiếu hãy lấy 1 phần, nếu bạn ổn xin nhường người khác". Nên đâu đó trong những chương trình hỗ trợ người nghèo trước đây, người ta vẫn thấy có cả đàn bò "chạy" vào nhà chủ tịch xã, thấy cả nhà cán bộ xã có tên trong danh sách nhận quà hỗ trợ...
Tôi đã từng có cuộc tranh luận khá gay gắt với một sinh viên năm nhất về việc một giáo viên tiểu học lương 7 triệu đồng đi chiếc xe hơi hơn 2 tỷ. Không nói về mức lương và giá tiền xe hơi của cô ấy, bởi cô ấy có thể được cho, được tặng chiếc xe. Câu chuyện ở chỗ mỗi lần nhà trường kêu gọi ủng hộ, hoặc mỗi lần thăm hỏi ai đó ốm đau, cô ấy luôn có con số thấp nhất. Tôi cho rằng, như vậy là "y phục không xứng kỳ đức". Còn sinh viên nọ cho rằng "Họ có tiền, họ có quyền hưởng thụ bằng tiền của họ. Không ai có quyền bắt người có tiền phải tiêu tiền theo ý người khác".
Tôi thấy buồn. Cô sinh viên năm nhất chưa hiểu lời dạy của các cụ ta, cũng như triết lý của Bill Gate về trách nhiệm cộng đồng. Về cơ bản, sự ủng hộ nào dù nhiều dù ít đều đáng trân trọng. Nhưng cách nghĩ của cô sinh viên và sự phổ biến mức ủng hộ thấp nhất của hầu hết cán bộ công chức trong các cuộc ủng hộ cộng đồng có gì đó giống nhau. Nó khác một trời một vực với những người viết đơn xin thoát nghèo để nhường phần hỗ trợ của Nhà nước cho người khó khăn hơn, hoặc những người tình nguyện hiến máu, hiến tạng cho sự sống khác.
Cuối tuần trước, Chính phủ đã quyết gói hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch. Mong sao chính sách đầy nhân văn và trách nhiệm trước Nhân dân này sẽ được triển khai bởi những con người nhân văn và trách nhiệm. Mong sao không có những danh sách nhầm tên hay đàn bò chạy nhầm địa chỉ như đã từng.
Trong giáo lý nhà Phật, giúp đỡ người gồm có 3 loại: tài thí, pháp thí và vô úy thí. Trong đó tài thí là mức độ đầu tiên của việc giúp đỡ người khác về vật chất, bao gồm cả bộ phận của cơ thể, kể cả sự sống thân mạng. Pháp thí là đem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu để chỉ bày, khuyên bảo người khác; hoặc tu hành chân chính để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chính. Vô úy thí là làm cho người khác không sợ, hết sợ.
Đại dịch toàn cầu đang khiến nhiều quốc gia thực hiện giãn cách xã hội. Cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều người cần cơm áo, cần thông tin và cả sự an ủi để vượt qua nỗi sợ dịch bệnh. Chưa có bao giờ, các doanh nghiệp lớn lại lao đao đến thế, huống chi những cơ sở kinh doanh dịch vụ, những người lao động bình thường. Chưa có bao giờ, số người bị phạt vì đưa tin giả, vì vi phạm quy định phòng chống dịch lại nhiều hơn cả số người mắc bệnh đến thế. Chưa có bao giờ, tất cả các quốc gia, dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị hay sắc tộc lại cùng quan tâm về một vấn đề như thế. Chỉ một dòng tin về người nhiễm bệnh, hay người liên quan đến bệnh nhân cũng khiến người ta quan tâm, chia sẻ, tương tác.
Nói theo cách của đạo Phật, trong giãn cách xã hội vì đại dịch, người người đang cần đến cả tài thí, pháp thí và vô úy thí. Nên tự tìm cách giải quyết các nhu cầu đó cho bản thân, gia đình và góp phần cùng cộng đồng chính là cách sống tích cực lúc này.
Không có nhận xét nào