Trong tập báo cáo mới của Cơ quan tình báo an ninh Canada (CSIS) mang tựa đề “On the horizon” (Trên đường chân trời), các học giả đã đưa ra ...
Trong tập báo cáo mới của Cơ quan tình báo an ninh Canada (CSIS) mang tựa đề “On the horizon” (Trên đường chân trời), các học giả đã đưa ra những nhận định sâu sắc về những thay đổi cơ bản có thể dự đoán được về thế giới, kinh tế và xã hội hậu đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Theo các chuyên gia của CSIS, trong cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19, Washington chắc chắn sẽ phải trả giá cho những thất bại ban đầu ở trong và ngoài nước, trong khi Bắc Kinh tích cực nỗ lực củng cố các lợi ích ngoại giao sau khi hồi phục từ cú sốc ở Vũ Hán.
Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán rằng một cú sốc ngắn hạn đối với nền kinh tế toàn cầu theo cách nào đó sẽ đưa Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo khu vực hoặc toàn cầu trong một thời gian dài.
Trên thực tế, những dự đoán được đưa ra ngay sau các “cú sốc” bất ngờ đối với hệ thống quốc tế thường không chính xác. Sau sự kiện ngày 11/9/2001, trong Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên của Mỹ, chính quyền Bush đã dự đoán rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ nâng cao hợp tác trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu điều mà chính quyền Obama đã lặp lại trong Chiến lược An ninh quốc gia sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và cũng đã được chứng minh là sai.
Các nhà lý luận về quan hệ quốc tế dự đoán, khi kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch, Trung Quốc sẽ không thể tự mình vượt qua cú sốc kinh tế đang tác động tới những nước còn lại trên thế giới.
Gần một nửa thị trường xuất khẩu của Trung Quốc hiện đang bị đóng cửa vì đại dịch, và sự phục hồi trong nước của chính Trung Quốc cũng đang bị cản trở bởi ngành dịch vụ, vốn chiếm 60% GDP, vẫn trong giai đoạn ngưng trệ.
Hơn nữa, Trung Quốc thời hiện đại chưa bao giờ phải đối mặt với một cuộc suy thoái, trong khi bản thân Mỹ đã nhiều lần hồi phục thành công kể từ cuộc Đại suy thoái. Cổ phiếu của Mỹ trên tổng giá trị cổ phiếu toàn cầu thực sự gia tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 (chiếm hơn 50% giá trị cổ phiếu toàn cầu), và USD vẫn là đồng tiền dự trữ thế giới, có mặt trong hơn 90% tổng số giao dịch toàn cầu.
Báo cáo cho rằng, dù đại dịch chỉ là một biến số trong cấu trúc quan hệ quốc tế của châu Á, thì đó vẫn là một cú sốc lớn không rõ khi nào mới kết thúc.{full_page}
Cảnh giác trước những dự đoán
Theo các chuyên gia của CSIS, trong cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19, Washington chắc chắn sẽ phải trả giá cho những thất bại ban đầu ở trong và ngoài nước, trong khi Bắc Kinh tích cực nỗ lực củng cố các lợi ích ngoại giao sau khi hồi phục từ cú sốc ở Vũ Hán.
Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán rằng một cú sốc ngắn hạn đối với nền kinh tế toàn cầu theo cách nào đó sẽ đưa Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo khu vực hoặc toàn cầu trong một thời gian dài.
Trên thực tế, những dự đoán được đưa ra ngay sau các “cú sốc” bất ngờ đối với hệ thống quốc tế thường không chính xác. Sau sự kiện ngày 11/9/2001, trong Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên của Mỹ, chính quyền Bush đã dự đoán rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ nâng cao hợp tác trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu điều mà chính quyền Obama đã lặp lại trong Chiến lược An ninh quốc gia sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và cũng đã được chứng minh là sai.
Các nhà lý luận về quan hệ quốc tế dự đoán, khi kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch, Trung Quốc sẽ không thể tự mình vượt qua cú sốc kinh tế đang tác động tới những nước còn lại trên thế giới.
Gần một nửa thị trường xuất khẩu của Trung Quốc hiện đang bị đóng cửa vì đại dịch, và sự phục hồi trong nước của chính Trung Quốc cũng đang bị cản trở bởi ngành dịch vụ, vốn chiếm 60% GDP, vẫn trong giai đoạn ngưng trệ.
Hơn nữa, Trung Quốc thời hiện đại chưa bao giờ phải đối mặt với một cuộc suy thoái, trong khi bản thân Mỹ đã nhiều lần hồi phục thành công kể từ cuộc Đại suy thoái. Cổ phiếu của Mỹ trên tổng giá trị cổ phiếu toàn cầu thực sự gia tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 (chiếm hơn 50% giá trị cổ phiếu toàn cầu), và USD vẫn là đồng tiền dự trữ thế giới, có mặt trong hơn 90% tổng số giao dịch toàn cầu.
“Chưa có dấu hiệu nào cho thấy đại dịch sẽ thay đổi những thực tế cơ bản này, cho dù nền kinh tế toàn cầu tạm thời chịu thua trước những ảnh hưởng của nó”, Báo cáo nhận định.
Báo cáo cho rằng, dù đại dịch chỉ là một biến số trong cấu trúc quan hệ quốc tế của châu Á, thì đó vẫn là một cú sốc lớn không rõ khi nào mới kết thúc.{full_page}
Không có nhận xét nào