Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình Biển Đông sau khi có thông tin nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 đi vào vùng đặc quyề...
Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình Biển Đông sau khi có thông tin nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế.
"Các cơ quan chức năng của Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Biển Đông", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong thông cáo ngày 14/4, khi trả lời câu hỏi của VnExpress về việc một nhóm tàu của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông.
Reuters hôm nay dẫn dữ liệu từ Marine Traffic, trang web theo dõi hoạt động của tàu thuyền trên thế giới, cho hay tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 cùng ít nhất một tàu hải cảnh của Trung Quốc tái xuất hiện ở cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nói.
Đầu tháng 7/2019, tàu Địa chất Hải dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc đã xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Đến cuối tháng 10/2019, nhóm tàu này rời đi. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối hoạt động nhóm tàu nói trên của Trung Quốc, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.
"Các cơ quan chức năng của Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Biển Đông", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong thông cáo ngày 14/4, khi trả lời câu hỏi của VnExpress về việc một nhóm tàu của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông.
Reuters hôm nay dẫn dữ liệu từ Marine Traffic, trang web theo dõi hoạt động của tàu thuyền trên thế giới, cho hay tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 cùng ít nhất một tàu hải cảnh của Trung Quốc tái xuất hiện ở cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nói.
Đầu tháng 7/2019, tàu Địa chất Hải dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc đã xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Đến cuối tháng 10/2019, nhóm tàu này rời đi. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối hoạt động nhóm tàu nói trên của Trung Quốc, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.