Việt Nam bác bỏ quan điểm sai trái về yêu sách chủ quyền Biển Đông Trung Quốc đưa ra trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc hôm 17/4. "...
Việt Nam bác bỏ quan điểm sai trái về yêu sách chủ quyền Biển Đông Trung Quốc đưa ra trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc hôm 17/4.
"Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc", ông Ngô Toàn Thắng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trong họp báo trực tuyến thường kỳ chiều 23/4.
Trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc ngày 17/4, Trung Quốc cho rằng cộng đồng quốc tế và cả chính phủ Việt Nam đã "công nhận chủ quyền" của Bắc Kinh với cái gọi là Tây Sa và Nam Sa. Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Công hàm của Trung Quốc dẫn Công thư năm 1958, cho rằng "Chính phủ Việt Nam công nhận và ủng hộ tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải mà Trung Quốc đưa ra ngày 4/9/1958". Theo đó, Trung Quốc đòi có "lãnh hải 12 hải lý, áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, gồm có Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc".
Hồi tháng 6/2014, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia lúc đó, khẳng định Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Hải nhấn mạnh Công thư năm 1958 không đề cập vấn đề chủ quyền và Trung Quốc đã tìm cách diễn giải sai văn bản này.
Đề cập việc Trung Quốc ban hành cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể ở Biển Đông, phó phát ngôn Ngô Toàn Thắng cho biết Việt Nam coi mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của mình đều vô giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối.
Bộ Dân chính và Bộ Tài nguyên Trung Quốc ngày 19/4 công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, rạn san hô và 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông, đồng thời công bố tọa độ của chúng. Theo Greg Poling, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế, một số "danh xưng" này được Trung Quốc ngang ngược đặt cho các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Liên quan đến tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và các nước khác, phó phát ngôn cho hay ngày 10/4, Việt Nam đã lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.
Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
"Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc", ông Ngô Toàn Thắng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trong họp báo trực tuyến thường kỳ chiều 23/4.
Trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc ngày 17/4, Trung Quốc cho rằng cộng đồng quốc tế và cả chính phủ Việt Nam đã "công nhận chủ quyền" của Bắc Kinh với cái gọi là Tây Sa và Nam Sa. Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Công hàm của Trung Quốc dẫn Công thư năm 1958, cho rằng "Chính phủ Việt Nam công nhận và ủng hộ tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải mà Trung Quốc đưa ra ngày 4/9/1958". Theo đó, Trung Quốc đòi có "lãnh hải 12 hải lý, áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, gồm có Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc".
Hồi tháng 6/2014, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia lúc đó, khẳng định Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Hải nhấn mạnh Công thư năm 1958 không đề cập vấn đề chủ quyền và Trung Quốc đã tìm cách diễn giải sai văn bản này.
Đề cập việc Trung Quốc ban hành cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể ở Biển Đông, phó phát ngôn Ngô Toàn Thắng cho biết Việt Nam coi mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của mình đều vô giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối.
Bộ Dân chính và Bộ Tài nguyên Trung Quốc ngày 19/4 công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, rạn san hô và 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông, đồng thời công bố tọa độ của chúng. Theo Greg Poling, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế, một số "danh xưng" này được Trung Quốc ngang ngược đặt cho các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Liên quan đến tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và các nước khác, phó phát ngôn cho hay ngày 10/4, Việt Nam đã lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.
Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
"Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, kể cả các biện pháp quy định tại UNCLOS", ông Thắng nói.
Không có nhận xét nào