Hiện tại, dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra vẫn đang hoành hành, dù vậy đã có thể chắt lọc ra được từ đấy nhiều bài học. Trong nh...
Hiện tại, dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra vẫn đang hoành hành, dù vậy đã có thể chắt lọc ra được từ đấy nhiều bài học.
Trong những ngày này, gần như mọi chuyện xảy ra trên thế giới đều không được thế giới quan tâm đến bằng dịch viêm phổi cấp do virus corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Đại dịch mới này khiến thế giới không thể không liên tưởng đến những chuyện tương tự đã xảy ra trong quá khứ như Sars hồi năm 2002/2003 hay Ebola cách đây không lâu.
Những đại dịch như vậy đã làm thay đổi rất cơ bản ý thức và nhận thức của con người ở khắp mọi nơi trên trái đất về những mối hiểm hoạ đe doạ hiện tại và tương lai của cả nhân loại. Con người rút ra từ đấy những bài học cần thiết, quý báu và cả đắt giá nữa, để phòng ngừa và trực diện cũng như đẩy lùi những đại dịch mới có thể xảy ra trong tương lai.
Hiện tại, dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra vẫn đang hoành hành, dù vậy đã có thể chắt lọc ra được từ đấy nhiều bài học với giá trị tương tự.
Bài học trước hết là cho dù thế giới đã có sự chuẩn bị từ sớm và từ xa cũng như tốt hơn trước rất nhiều nhưng rõ ràng vẫn chưa thể đủ để ngăn chặn được dịch bệnh bùng phát, để hạn chế dịch bệnh lây rộng lan xa sau khi bùng phát cũng như để chấm dứt được dịch bệnh một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Câu hỏi "cần phải làm gì" đã từng nhiều lần được đặt ra trong quá khứ bây giờ lại được đặt ra và rất thời sự đối với cả thế giới, chính phủ và người dân ở các quốc gia, các vùng lãnh thổ ở khặp mọi nơi trên trái đất. Nó nhắc nhở nhân loại nói chung và chính phủ các quốc gia trên thế giới nói riêng về trách nhiệm phải tiếp tục luôn sẵn sàng đối phó với những đại dịch có thể bất ngờ bùng phát trong tương lai, bất kể đó là đại dịch cũ hay mới. Chẳng phải phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh hay sao ?
Bài học tiếp theo là phải luôn đặt vấn đề đại dịch bệnh nói chung và đối phó với đại dịch bệnh nói riêng sau khi dịch bệnh bùng phát trong mối liên hệ với toàn cầu hoá, tự do đi lại của con người và thông thương hàng hoá, hợp tác và hội nhập quốc tế.
Ở đây có sự biểu lộ những mặt trái của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Nhưng rõ ràng vấn đề đặt ra bây giờ đối với thế giới không phải là đảo ngược xu thế chỉ vì để ngăn ngừa và đối phó đại dịch bệnh mà là kiểm soát và giải quyết được vấn đề đại dịch bệnh trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Tất cả những biện pháp chính sách hiện được nhiều nước áp dụng về hạn chế đi lại tự do của con người hay thông thương hàng hoá chỉ nhất thời chứ không thể lâu dài. Bài học ở đây là có cách tiếp cận về toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đúng đắn và đầy đủ hơn, thực tế hơn và linh hoạt hơn.
Một bài học nữa từ dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra là đối phó đại dịch mới này không phải là việc của riêng Trung Quốc mà của cả thế giới. Tất cả đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia đối phó đại dịch và đều có khả năng riêng đóng góp hiệu quả vào nỗ lực chung của tất cả nhằm đẩy lùi đại dịch.
Tên gọi và nguồn gốc của dịch bệnh có thể khác nhau, bản chất của dịch bệnh và cách đối phó chúng có thể khác nhau nhưng chúng gây ra hiểm hoạ như nhau cho nhân loại và thế giới. Chúng không phân biệt biên giới quốc gia và giới hạn văn hoá. Chúng không để ý đến chính trị hay pháp lý. Vì thế, dịch bệnh bùng phát ở nơi cụ thể nhưng việc đối phó chúng không phải là của riêng ai trong thế giới hiện đại.
Lúc này, giúp Trung Quốc đối phó dịch bệnh cũng đồng thời là cách tự bảo vệ và cứu chính mình trước thảm hoạ cũng như chủ động đối phó hiệu quả dịch bệnh cũng còn có nghĩa là góp phần giúp Trung Quốc khắc phục những khó khăn và vượt qua thách thức hiện tại. Tăng cường hợp tác và trợ giúp lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới càng thêm quan trọng và cần thiết trong các tình huống như hiện tại liên quan đến dịch bệnh mới.
Cuối cùng là bài học về xử lý khủng hoảng. Việc đối phó với dịch bệnh mới cần phải được đồng thời tiến hành trên cả bốn phương diện là y tế, chính trị, kinh tế và con người. Mỗi nước phải tự xác định mức độ thích hợp nhất cho mình trên cả bốn phương diện ấy.
Tuy nhiên ở đây cũng có những tiêu chí chung như luôn chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng, tăng cường nghiên cứu khoa học và trao đổi kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin công khai kịp thời, chuẩn xác và đầy đủ, hỗ trợ lẫn nhau về tài chính và kinh nghiệm thực tiễn, lưu ý thoả đáng đến diễn biến tâm lý của con người ở xa cũng như gần những khu vực ổ dịch.
Đối phó dịch bệnh thành công được hay không, hiệu quả nhanh hay chậm phụ thuộc không chỉ vào hành động của chính quyền mà ở mức độ rất quyết định còn vào cách hành xử có trách nhiệm của từng con người trên trái đất.
Trong những ngày này, gần như mọi chuyện xảy ra trên thế giới đều không được thế giới quan tâm đến bằng dịch viêm phổi cấp do virus corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Đại dịch mới này khiến thế giới không thể không liên tưởng đến những chuyện tương tự đã xảy ra trong quá khứ như Sars hồi năm 2002/2003 hay Ebola cách đây không lâu.
Những đại dịch như vậy đã làm thay đổi rất cơ bản ý thức và nhận thức của con người ở khắp mọi nơi trên trái đất về những mối hiểm hoạ đe doạ hiện tại và tương lai của cả nhân loại. Con người rút ra từ đấy những bài học cần thiết, quý báu và cả đắt giá nữa, để phòng ngừa và trực diện cũng như đẩy lùi những đại dịch mới có thể xảy ra trong tương lai.
Hiện tại, dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra vẫn đang hoành hành, dù vậy đã có thể chắt lọc ra được từ đấy nhiều bài học với giá trị tương tự.
Cần sẵn sàng đối phó
Bài học trước hết là cho dù thế giới đã có sự chuẩn bị từ sớm và từ xa cũng như tốt hơn trước rất nhiều nhưng rõ ràng vẫn chưa thể đủ để ngăn chặn được dịch bệnh bùng phát, để hạn chế dịch bệnh lây rộng lan xa sau khi bùng phát cũng như để chấm dứt được dịch bệnh một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Câu hỏi "cần phải làm gì" đã từng nhiều lần được đặt ra trong quá khứ bây giờ lại được đặt ra và rất thời sự đối với cả thế giới, chính phủ và người dân ở các quốc gia, các vùng lãnh thổ ở khặp mọi nơi trên trái đất. Nó nhắc nhở nhân loại nói chung và chính phủ các quốc gia trên thế giới nói riêng về trách nhiệm phải tiếp tục luôn sẵn sàng đối phó với những đại dịch có thể bất ngờ bùng phát trong tương lai, bất kể đó là đại dịch cũ hay mới. Chẳng phải phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh hay sao ?
Bài học tiếp theo là phải luôn đặt vấn đề đại dịch bệnh nói chung và đối phó với đại dịch bệnh nói riêng sau khi dịch bệnh bùng phát trong mối liên hệ với toàn cầu hoá, tự do đi lại của con người và thông thương hàng hoá, hợp tác và hội nhập quốc tế.
Ở đây có sự biểu lộ những mặt trái của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Nhưng rõ ràng vấn đề đặt ra bây giờ đối với thế giới không phải là đảo ngược xu thế chỉ vì để ngăn ngừa và đối phó đại dịch bệnh mà là kiểm soát và giải quyết được vấn đề đại dịch bệnh trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Tất cả những biện pháp chính sách hiện được nhiều nước áp dụng về hạn chế đi lại tự do của con người hay thông thương hàng hoá chỉ nhất thời chứ không thể lâu dài. Bài học ở đây là có cách tiếp cận về toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đúng đắn và đầy đủ hơn, thực tế hơn và linh hoạt hơn.
Cần nỗ lực của cả thế giới
Một bài học nữa từ dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra là đối phó đại dịch mới này không phải là việc của riêng Trung Quốc mà của cả thế giới. Tất cả đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia đối phó đại dịch và đều có khả năng riêng đóng góp hiệu quả vào nỗ lực chung của tất cả nhằm đẩy lùi đại dịch.
Tên gọi và nguồn gốc của dịch bệnh có thể khác nhau, bản chất của dịch bệnh và cách đối phó chúng có thể khác nhau nhưng chúng gây ra hiểm hoạ như nhau cho nhân loại và thế giới. Chúng không phân biệt biên giới quốc gia và giới hạn văn hoá. Chúng không để ý đến chính trị hay pháp lý. Vì thế, dịch bệnh bùng phát ở nơi cụ thể nhưng việc đối phó chúng không phải là của riêng ai trong thế giới hiện đại.
Lúc này, giúp Trung Quốc đối phó dịch bệnh cũng đồng thời là cách tự bảo vệ và cứu chính mình trước thảm hoạ cũng như chủ động đối phó hiệu quả dịch bệnh cũng còn có nghĩa là góp phần giúp Trung Quốc khắc phục những khó khăn và vượt qua thách thức hiện tại. Tăng cường hợp tác và trợ giúp lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới càng thêm quan trọng và cần thiết trong các tình huống như hiện tại liên quan đến dịch bệnh mới.
Xử lý khủng hoảng
Cuối cùng là bài học về xử lý khủng hoảng. Việc đối phó với dịch bệnh mới cần phải được đồng thời tiến hành trên cả bốn phương diện là y tế, chính trị, kinh tế và con người. Mỗi nước phải tự xác định mức độ thích hợp nhất cho mình trên cả bốn phương diện ấy.
Tuy nhiên ở đây cũng có những tiêu chí chung như luôn chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng, tăng cường nghiên cứu khoa học và trao đổi kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin công khai kịp thời, chuẩn xác và đầy đủ, hỗ trợ lẫn nhau về tài chính và kinh nghiệm thực tiễn, lưu ý thoả đáng đến diễn biến tâm lý của con người ở xa cũng như gần những khu vực ổ dịch.
Đối phó dịch bệnh thành công được hay không, hiệu quả nhanh hay chậm phụ thuộc không chỉ vào hành động của chính quyền mà ở mức độ rất quyết định còn vào cách hành xử có trách nhiệm của từng con người trên trái đất.