Với đại dịch do virus corona chủng mới gây ra, Trung Quốc, các quốc gia và thế giới nói chung chịu tác động gì? Trên những phương diện nào?...
Với đại dịch do virus corona chủng mới gây ra, Trung Quốc, các quốc gia và thế giới nói chung chịu tác động gì? Trên những phương diện nào? Cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ có thay đổi?
Hiện tại, thật rất khó có thể định tính hoá và định lượng hoá được đầy đủ tác động, hậu quả và hệ luỵ của dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra đối với các nước và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng trực tiếp nói riêng và đối với thế giới nói chung bởi đại dịch mới này chưa bị kiềm chế chứ chưa nói đến đã hoàn toàn ở trong tầm kiểm soát.
Dù vậy, những nét cơ bản về hệ luỵ của đại dịch mới đã bắt đầu lộ diện.
Giống như thời trong và sau khi bùng phát dịch Sars, Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tổn hại nhiều nhất. Sự so sánh dịch bệnh hiện tại với dịch bệnh Sars thường được sử dụng làm cơ sở để xem xét và dự liệu bởi chúng khá giống nhau về chủng loại dịch, về cách thức lây lan và gây nguy hại cũng như bởi đều bùng phát đầu tiên từ Trung Quốc.
Dịch bệnh này càng kéo dài thì thiệt hại sẽ càng thêm lớn đối với thế giới, các nơi bị ảnh hưởng và Trung Quốc. So với thời điểm xảy ra dịch bệnh Sars, Trung Quốc hiện tại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều trong tổng GDP của cả thế giới, Trung Quốc và các nước trên thế giới đều đã tham gia sâu rộng hơn rất nhiều vào toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Vì thế có thể nói là mức độ tổn hại do đại dịch mới gây ra cho thế giới và Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều so với mức độ thiệt hại do dịch bệnh Sars đã gây ra.
Dịch bệnh mới này rất có thể đã buộc nhiều đối tác trên thế giới phải nhìn nhận Trung Quốc bằng con mắt khác và định hướng quan hệ hợp tác của họ với Trung Quốc từ nay theo cách tiếp cận khác.
Kinh tế và thương mại thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp trên bốn phương diện sau.
Thứ nhất, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hoá, dịch vụ và lao động toàn cầu không còn được như bình thường khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả. Trong bối cảnh tình hình như thế, kinh tế và thương mại thế giới không thể hoạt động bình thường được chứ chưa nói đến có thể tăng trưởng, đồng thời nguy cơ sa vào trì trệ tăng trưởng hoặc thậm chí cả suy thoái không chỉ tiềm tàng mà còn tăng.
Thứ hai, đại dịch mới hiện đã làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội. Hai lĩnh vực bịảnh hưởng nhiều nhất là du lịch và dịch vụ. Vì thế, những quốc gia hay nền kinh tế trên thế giới mà du lịch và dịch vụ vốn là trụ cột và động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng và quyết định nhất hiện cũng đang bịảnh hưởng nặng nề nhất và tiêu cực nhất bởi đại dịch mới.
Thứ ba, một khi dịch bệnh hoành hành như hiện tại, không chỉ tiêu dùng của người dân suy giảm mà các nhà đầu tư cũng bớt sẵn sàng đầu tư và các doanh nghiệp cũng ngần ngại đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho không thể có được tăng trưởng mới của kinh tế, thương mại và đầu tư trên thế giới.
Thứ tư, mối quan hệ và mức độ hợp tác giữa các đối tác trên thế giới trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư bị ngưng trệ bất ngờ khi các doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động kinh tế ở những nơi bị dịch bệnh và chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nơi khác cũng như khi chính phủ các quốc gia áp dụng những biện pháp quyết liệt như sơ tán công dân, đóng cửa biên giới quốc gia hay cấm nhập cảnh đối với người dân đến từ những vùng có dịch bệnh.
Chẳng hạn như ở Mỹ đã có ý kiến cho rằng đại dịch hiện tại sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ rút khỏi Trung Quốc trở về Mỹ, tạo thêm làm việc ở Mỹ. Trong thời gian tới sẽ có sự hỗn loạn nhất định trong các mối quan hệ này với ảnh hưởng rất tiêu cực tới tăng trưởng của kinh tế và thương mại thế giới nói chung.
Một hệ luỵ đặc biệt nguy hại khác của đại dịch mới là hiện tượng phân biệt đối xử người đến từ vùng dịch bệnh và công dân của các nước bịảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ở đây mầm mống những diễn biến có thể khiến cho chuyện nhỏ trở thành chuyện lớn giữa các quốc gia, giữa các dân tộc và sắc tộc, giữa các khu vực và châu lục với nhau mà việc giải quyết ổn thoả còn có thể khó khăn, phức tạp và lâu dài hơn cả việc xử lý khía cạnh kinh tế của những hệ luỵ của đại dịch mới.
Dịch bệnh hiện tại cũng còn tác động rất mạnh mẽ tới mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia và đối tác trên thế giới. Cách hành xử của các quốc gia và đối tác phản ánh cách xử lý khủng hoảng và đối phó dịch bệnh khác nhau, nhưng cũng còn đều ẩn chứa thực chất quan điểm chính sách của bên này đối với bên kia mà bình thường được che dấu rất khéo léo và kín đáo.
Trung Quốc hiện bị thách thức nhiều nhất và gay gắt nhất. Dịch bệnh càng kéo dài thì thách thức này đương nhiên càng thêm quyết liệt. Điều có thể chắc chắn được là Trung Quốc sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hệ luỵ của đại dịch mới lần này hơn là khi xưa cho việc khắc phục hệ luỵ của dịch bệnh Sars.
Dịch bệnh mới nhiều khả năng sẽ buộc Trung Quốc phải điều chỉnh tiến độ và mức độ thực hiện những dự án và kế hoạch lớn đã đề ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trung Quốc chắc sẽ phải ưu tiên và tập trung nhiều hơn nữa cho đối nội. Sars có thể chưa nhưng dịch bệnh mới này rất có thể đã buộc nhiều đối tác trên thế giới phải nhìn nhận Trung Quốc bằng con mắt khác và định hướng quan hệ hợp tác của họ với Trung Quốc từ nay theo cách tiếp cận khác.
Mỹ chắc sẽ không lợi dụng tình thế hiện tại khó khăn và khó xử hơn trước của Trung Quốc để gây khó thêm và ép mạnh thêm đối với Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh chiến lược nói chung và cuộc xung khắc thương mại nói riêng, nhưng xem ra cũng chẳng vì Trung Quốc hiện đang như thế mà ngừng chiến giảm tranh với Trung Quốc.
Hiện tại, thật rất khó có thể định tính hoá và định lượng hoá được đầy đủ tác động, hậu quả và hệ luỵ của dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra đối với các nước và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng trực tiếp nói riêng và đối với thế giới nói chung bởi đại dịch mới này chưa bị kiềm chế chứ chưa nói đến đã hoàn toàn ở trong tầm kiểm soát.
Dù vậy, những nét cơ bản về hệ luỵ của đại dịch mới đã bắt đầu lộ diện.
Thiệt hại nặng nề hơn dịch Sars
Giống như thời trong và sau khi bùng phát dịch Sars, Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tổn hại nhiều nhất. Sự so sánh dịch bệnh hiện tại với dịch bệnh Sars thường được sử dụng làm cơ sở để xem xét và dự liệu bởi chúng khá giống nhau về chủng loại dịch, về cách thức lây lan và gây nguy hại cũng như bởi đều bùng phát đầu tiên từ Trung Quốc.
Dịch bệnh này càng kéo dài thì thiệt hại sẽ càng thêm lớn đối với thế giới, các nơi bị ảnh hưởng và Trung Quốc. So với thời điểm xảy ra dịch bệnh Sars, Trung Quốc hiện tại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều trong tổng GDP của cả thế giới, Trung Quốc và các nước trên thế giới đều đã tham gia sâu rộng hơn rất nhiều vào toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Vì thế có thể nói là mức độ tổn hại do đại dịch mới gây ra cho thế giới và Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều so với mức độ thiệt hại do dịch bệnh Sars đã gây ra.
Dịch bệnh mới này rất có thể đã buộc nhiều đối tác trên thế giới phải nhìn nhận Trung Quốc bằng con mắt khác và định hướng quan hệ hợp tác của họ với Trung Quốc từ nay theo cách tiếp cận khác.
4 hệ luỵ đối với kinh tế - thương mại
Kinh tế và thương mại thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp trên bốn phương diện sau.
Thứ nhất, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hoá, dịch vụ và lao động toàn cầu không còn được như bình thường khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả. Trong bối cảnh tình hình như thế, kinh tế và thương mại thế giới không thể hoạt động bình thường được chứ chưa nói đến có thể tăng trưởng, đồng thời nguy cơ sa vào trì trệ tăng trưởng hoặc thậm chí cả suy thoái không chỉ tiềm tàng mà còn tăng.
Thứ hai, đại dịch mới hiện đã làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội. Hai lĩnh vực bịảnh hưởng nhiều nhất là du lịch và dịch vụ. Vì thế, những quốc gia hay nền kinh tế trên thế giới mà du lịch và dịch vụ vốn là trụ cột và động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng và quyết định nhất hiện cũng đang bịảnh hưởng nặng nề nhất và tiêu cực nhất bởi đại dịch mới.
Thứ ba, một khi dịch bệnh hoành hành như hiện tại, không chỉ tiêu dùng của người dân suy giảm mà các nhà đầu tư cũng bớt sẵn sàng đầu tư và các doanh nghiệp cũng ngần ngại đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho không thể có được tăng trưởng mới của kinh tế, thương mại và đầu tư trên thế giới.
Thứ tư, mối quan hệ và mức độ hợp tác giữa các đối tác trên thế giới trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư bị ngưng trệ bất ngờ khi các doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động kinh tế ở những nơi bị dịch bệnh và chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nơi khác cũng như khi chính phủ các quốc gia áp dụng những biện pháp quyết liệt như sơ tán công dân, đóng cửa biên giới quốc gia hay cấm nhập cảnh đối với người dân đến từ những vùng có dịch bệnh.
Chẳng hạn như ở Mỹ đã có ý kiến cho rằng đại dịch hiện tại sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ rút khỏi Trung Quốc trở về Mỹ, tạo thêm làm việc ở Mỹ. Trong thời gian tới sẽ có sự hỗn loạn nhất định trong các mối quan hệ này với ảnh hưởng rất tiêu cực tới tăng trưởng của kinh tế và thương mại thế giới nói chung.
Phức tạp hơn, lâu dài hơn cả hậu quả kinh tế
Một hệ luỵ đặc biệt nguy hại khác của đại dịch mới là hiện tượng phân biệt đối xử người đến từ vùng dịch bệnh và công dân của các nước bịảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ở đây mầm mống những diễn biến có thể khiến cho chuyện nhỏ trở thành chuyện lớn giữa các quốc gia, giữa các dân tộc và sắc tộc, giữa các khu vực và châu lục với nhau mà việc giải quyết ổn thoả còn có thể khó khăn, phức tạp và lâu dài hơn cả việc xử lý khía cạnh kinh tế của những hệ luỵ của đại dịch mới.
Dịch bệnh hiện tại cũng còn tác động rất mạnh mẽ tới mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia và đối tác trên thế giới. Cách hành xử của các quốc gia và đối tác phản ánh cách xử lý khủng hoảng và đối phó dịch bệnh khác nhau, nhưng cũng còn đều ẩn chứa thực chất quan điểm chính sách của bên này đối với bên kia mà bình thường được che dấu rất khéo léo và kín đáo.
Tác động gì đến cạnh tranh Mỹ - Trung?
Trung Quốc hiện bị thách thức nhiều nhất và gay gắt nhất. Dịch bệnh càng kéo dài thì thách thức này đương nhiên càng thêm quyết liệt. Điều có thể chắc chắn được là Trung Quốc sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hệ luỵ của đại dịch mới lần này hơn là khi xưa cho việc khắc phục hệ luỵ của dịch bệnh Sars.
Dịch bệnh mới nhiều khả năng sẽ buộc Trung Quốc phải điều chỉnh tiến độ và mức độ thực hiện những dự án và kế hoạch lớn đã đề ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trung Quốc chắc sẽ phải ưu tiên và tập trung nhiều hơn nữa cho đối nội. Sars có thể chưa nhưng dịch bệnh mới này rất có thể đã buộc nhiều đối tác trên thế giới phải nhìn nhận Trung Quốc bằng con mắt khác và định hướng quan hệ hợp tác của họ với Trung Quốc từ nay theo cách tiếp cận khác.
Mỹ chắc sẽ không lợi dụng tình thế hiện tại khó khăn và khó xử hơn trước của Trung Quốc để gây khó thêm và ép mạnh thêm đối với Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh chiến lược nói chung và cuộc xung khắc thương mại nói riêng, nhưng xem ra cũng chẳng vì Trung Quốc hiện đang như thế mà ngừng chiến giảm tranh với Trung Quốc.